Sự cố bùn trong nuôi cấy vi sinh của hệ thống xử lý nước thải: Nguyên nhân và cách phục.

Bùn vi sinh và sự tham gia của bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Bùn vi sinh  - Bùn hoạt tính (được đề cập trong bài viết) là những quần thể sinh vật, vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng và các loại động vật không xương, động vật bậc cao khác (giun, dòi, bọ). Bùn có dạng bóng, màu nâu xám. Vai trò cơ bản trong quá trình làm sạch nước thải nhờ quá trình phân giải cơ chất (Chất dinh dưỡng, chất hữu cơ), làm giải thiểu nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thái. 

Bùn hoạt tích chủ yếu được hình thành từ bể aroten và được lắng, tách một phần bùn dư tại bể lắng 2 (bể lắng sinh học).

I. Hiện tượng của bùn nổi trong bể lắng sinh học (MEN VI SINH TĂNG CƯỜNG)

Hiện nay trong các dây truyền công nghệ xử lý nước thải, không ít các hệ thống xử lý thương (có) sử phương pháp sinh học và vẫn hay sảy ra các sự cố như bùn nổi trong bể lắng sinh học.

Bể lắng là bể phục vụ quá trình xử lý theo nguyên lý cơ học, nơi quá trình lắng diễn ra theo cơ chế vật lý. Quá trình lắng trong xử lý nước thải là quá trình xử lý vật lý sử dụng trọng lực. Để loại bỏ các chất rắn lơ lửng khỏi nước (lắng tách bùn ra khỏi nước thải).

Hiện tượng bùn vi sinh nổi bể lắng là hiện tượng khá phổ biến trong các hệ thống xử lý nước thải bằng phương phương pháp sinh học. Hiện trượng thường xảy ra trong quá trình vận hành hệ thống xử lý. Các vấn đề về vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải xuất hiện làm giảm hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống. Chất lượng nước không đạt yêu cầu, trong thời gian kéo dài không khắc phục dễ dẫn tới vi sinh bị yếu và chết đi.

Vì thế, bài viết dưới đây bằng kinh nghiệm thực tế nhiều năm trong lĩnh vực vận hành hệ thống xử lý nước thải. Chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giải quyết vấn đề trên. Trước tiên chúng ta đi xem xét nguyên nhân gây lên sự cố này là gì?

II. Nguyên nhân sự cố bùn nổi

Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến bùn nổi nổi trong bể lắng và các khắc phục:

1. Lượng bùn trong bể lắng quá tải

Nguyên nhân: Khi xây dựng bể lắng được tính toán, thiết kế để đáp ứng một mức công suất nhất định.

Trong trường hợp, các yếu tố thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển vi sinh vật trong nước thải ở mức thuận lợi, vi sinh vật phát triển nhiều dẫn đến tình trạng lưu lượng bùn lớn ngoài khả năng xử lý của bể lắng, bùn nổi bên trên bề mặt bể lắng sinh học.

Nếu diễn ra ở bể lắng hóa lý, nguyên nhân có thể do pH, hóa chất trong quá trình keo tụ gặp vấn đề làm bông bùn sau kẹo tụ nhỏ không thể lắng.

Cách khắc phục:

+ Kiểm tra, tính toán lại lưu lượng nước thải, vận tốc nước trong ống lắng.

+ Kiểm tra lại các thông số ảnh hưởng đến sự phát triển của vi sinh vật: DO, pH... điều chỉnh lại cho phù hợp.

+ Tăng số lần định kỳ hút bùn tại bể lắng. Có thể sử dụng thiết bị thu bùn trên bề mặt để giải quyết lượng bùn nổi.

+ Nếu các cách trên vẫn không có giải quyết được, nên xem xét việc cải tạo-nâng cấp bể lắng.

+ Bể lắng hóa lý kiểm tra lại pH, hóa chất keo tụ điều chỉnh lại để tạo bông bùn đủ khả năng lắng.

2. Thời gian lưu bể lắng lâu

Nguyên nhân: Bùn trong bể lắng bao gồm bùn chứa vi sinh vật của bể sinh học. Bể sinh học được thiết kế trong điều kiện tối ưu để vi sinh vật phát triển, khi bùn chuyển qua bể lắng trong điều kiện không được tối ưu và trong thời gian lưu lâu vi sinh sẽ chết nổi thành từng mảng to có màu xám đen, có mùi thối.

Cách khắc phục:

+ Tăng lượng bùn tuần hoàn từ bể lắng về bể sinh học.

+ Vớt bùn hoặc khuấy cho bùn lắng xuống sau đó hút bùn bể lắng về bể chứa bùn. + Hút bỏ bùn thải từ bể lắng thường xuyên.

3. Qúa trình Nitrat hóa diễn ra ở bể lắng

Nguyên nhân: Qúa trình Nitrat hóa diễn ra ở bể sinh học diễn ra không hoàn toàn, tại bể lắng quá trình này tiếp tục diễn ra. Qúa trình khử Nitrat đồng thời giải phòng khí N2. Khí N2 nổi trên bề mặt dạng bọt khí nhỏ kéo theo bùn nổi.

Cách khắc phục: + Kiểm tra lại nồng độ nitrat đầu vào của bể lắng.

+ Tăng lưu lượng bùn tuần hoàn về bể sinh học, tăng khả năng xử lý triệt để nitrat.

+ Tăng lượng DO trong bể hiếu khí.

+ Tính toán cải tạo-nâng cấp bể sinh học đồng thời tăng lưu lượng bùn tuần hoàn.

4. Vi khuẩn dạng sợi phát triển mạnh.

Nguyên nhân: Vi sinh dạng sợi tồn tại trong môi trường nước thải, trong nhiều trường hợp chúng phát triển mạnh tạo ra các kết dính trong đó có cả việc kết dính các vật chất rắn có trong bể lắng.

Qúa trình kết dính làm tăng diện tích tiếp xúc, khối kết dính không thể tự lắng nổi trên bề mặt.

Cách khắc phục: Nếu vi sinh dạng sợi phát triển đang mức thấp có thể xử lý bằng cách giảm tải trọng nước thải, tăng pH nước thải đầu vào hoặc bổ xung thêm chủng vi sinh đặc thù tiêu diệt vi sinh dạng sợi.

+ Trong trường hợp vi sinh dạng sợi phát triển ở mức bùng nổ. Cần hút bỏ, nuôi cấy lại hệ bùn mới cho hệ thống xử lý.

CCEP chuyên nhận cải tạo-nâng cấp các bể xử lý nước với mức công suất đa dạng. Nhận xử lý triệt để các sự cố trong quá trình vận hành.

5. Nước có độc tính/ độc tố từ nguồn nước thải cấp vao

Khi nước có độc tính, bông bùn sẽ vỡ ra khi lắng hoặc thậm chí vi sinh bị chết không có khả năng lắng mà sẽ nổi trong bể lắng.

II. Cách xử lý bùn nổi trong bể lắng do nước có độc tính:

Xác định độc tố trong bể (thông qua các chỉ số chất ô nhiễm, pH...).

Tháo nước ra bể dự phòng và thêm nước sạch, sau đó bổ sung thêm vi sinh.

Với các hệ thống xử lý nước thải dùng vi sinh vật để xử lý, việc gặp sự cố về vi sinh là chuyện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, có thể dẫn tới khả năng chết vi sinh cả hệ thống, nên việc xử lý sự cố là cần thiết và nhanh chóng. Khi mới bắt đầu có sự cố chúng ta thường chủ quan và cố gắng phục hồi vi sinh mà chưa xác định rõ nguyên nhân, điều này có thể làm cho tình hình diễn biến phức tạp hơn.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí: KS Hiền ĐT: 0837.145.888 (zalo), hoặc số: 0942226986 (Mr Tuyên - Trưởng dự án Vệ sinh môi trường Đô thị).

Liên hệ: CT CP KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG VINACEE VIỆT NAM

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

VPGD: Tòa nhà LICOGI số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Showroom 1: 177, Đại La. Đồng Tâm,  Hai Bà Trung, TP Hà Nội 

ĐT: 0837145888, hotline: 0942226986/ Email: Vinaceeco@gmail.com

Được đăng vào

Viết bình luận