NHỮNG THAY ĐỔI MỚI TÍCH CỰC TRONG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MỚI 2020 - Bảo vệ môi trường tự nhiên triệt để hơn

Luật Bảo vệ môi trường (Luật BVMT) Việt Nam qua các thời kỳ đã được thừa kế, phát huy những giá trị tốt và sửa đổi, bổ sung những giá trị chưa tốt. Năm 1993, luật BVMT đầu tiên của Viêt Nam ra đời. Những năm 2005, 2014 và 2020 luật BVMT được sửa đổi, bổ sung.

Luật BVMT 2020 là bản luật hiện tại và có hiệu lực trong công tác BVMT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2020. Luật bao gồm 16 chương và 171 điều, được bố cục lại so với luật BVMT 2014 và nôi dung trọng tâm, quyết định cho các chính sách BVMT khác là đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.

Những bất cập trong Luật BVMT 2014

Luật BVMT 2014 được thông qua kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2015. Việc ban hành Luật BVMT 2014 (được sửa đổi bổ sung từ Luật BVMT 2005) giúp kiềm chế việc gia tăng ô nhiễm môi trường, là công cụ pháp lý hữu hiệu trong công tác BVMT góp phần BVMT hiệu quả. Tuy nhiên, sau 05 năm áp dụng, luật BVMT 2014 cho thấy một số hạn chế, bất cập như: giữa các quy hoạch thiếu thống nhất, chồng chéo và mâu thuẫn với nhau; các thủ tục hành chính về môi trường có sự phân tán, thiếu liên thông, tích hợp dẫn đến việc cùng một dự án, chủ đầu tư phải thực hiện các thủ tục hành chính về môi trường với nhiều bên, nhiều cơ quan nhà nước; một số vấn đề mới phát sinh về BVMT chưa có hành lang pháp lý để điều chỉnh và việc tổ chức triển khai luật BVMT còn thiếu hiệu quả.

Những điểm thay đổi tích cực của Luật BVMT 2020 (Xem thêm tài liệu môi trường)

+ Đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.

+ Đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án, bao gồm: chiến lược BVMT quốc gia, quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường.

+ Thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội; cải cách mạnh mẽ, cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính từ 20-85 ngày, góp phần giảm chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Về nội dung: Mở rộng phạm vi điều chỉnh, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; Kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, cắt giảm thủ tục hành chính; Định chế nội dung sức khỏe môi trường, bổ sung nhiều giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường; Thúc đẩy phân loại rác thải tại nguồn, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Thẩm quyền quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc quản lý tổng hợp, thống nhất, phân cấp triệt để cho địa phương; Chế định cụ thể về kiểm toán môi trường lần đầu được quy định; Cụ thể hóa các quy định về ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển thị trường các-bon trong nước; Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản; Tạo lập chính sách phát triển các mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững, phục hồi và phát triển nguồn vốn tự nhiên.

Trên đây là một số điểm mới của Luật BVMT năm 2020 di Vũ Thị Kim Khánh - VINACEE Việt Nam tổng hợp để bạn đọc tiện theo dõi, khai thác, áp dụng tốt cho doanh nghiệp. Luật chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022./

Vũ Thị Kim Khánh - VINACEE Việt Nam 

Được đăng vào

Viết bình luận