Người dân tại Châu Âu đổ 17.000 tấn dầu ăn vào xe mỗi ngày do giá nhiên liệu ngày càng tăng cao
Những tài xế taxi tại Châu Âu đã phải dùng dầu ăn đổ vào xe để chạy thay xăng.
Theo Guardian, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, người dân Anh và châu Âu đang đổ 17.000 tấn dầu hạt cải và dầu hướng dương (tương đương 19 triệu chai) vào các phương tiện di chuyển của họ mỗi ngày, ngay cả khi giá dầu ăn đã tăng 2,5 lần so với năm 2021.
Theo nghiên cứu, tương đương với 14 triệu chai dầu cọ và dầu đậu nành khác mỗi ngày - chủ yếu từ Indonesia và Nam Mỹ - cũng được đốt để làm nhiên liệu thay vì sử dụng với mục đích nấu ăn.
Giá dầu thực vật tại châu Âu và Anh đang tăng lên từng ngày do cuộc xung đột tại Ukraine vẫn đang diễn ra. Ukraine đã xuất khẩu 5,27 triệu tấn dầu hướng dương trong giai đoạn 2020-2021, chiếm khoảng 47% tổng lượng xuất khẩu của thế giới.
Sự thiếu hụt dầu hướng dương đã gây ra hiệu ứng domino, khiến giá dầu hạt cải, dầu cọ và dầu ô liu trên thế giới tăng cao kỷ lục.
Giá dầu hướng dương thế giới đã tăng 44% vào cuối tháng 3 so với một năm trước đó, trong khi dầu hạt cải đã tăng 72%, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Mintec.
Giá dầu đậu nành cũng tăng 41%, dầu cọ tăng 61% và dầu ô liu tăng hơn 15%. Mintec cho biết ngoài dầu ô liu, tất cả sản phẩm dầu ăn còn lại đều đạt mức giá cao kỷ lục trong tháng 3.
Nhưng dường như giá dầu ăn không thể tăng nhanh hơn giá dầu diesel, khi mà 58% lượng dầu hạt cải và 9% lượng dầu hướng dương tại Anh đang được sử dụng cho trong động cơ ô tô và xe tải.
Maik Marahrens từ nhóm vận động Giao thông & Môi trường thực hiện nghiên cứu cho biết: "Các siêu thị đã phải phân phối dầu thực vật và giá cả thì tăng vọt. Đồng thời, chúng ta đang đốt hàng nghìn tấn dầu hướng dương và hạt cải dầu trong xe ô tô của mình hàng ngày. Trong thời kỳ khan hiếm, chúng ta phải ưu tiên lương thực hơn nhiên liệu".
Dùng dầu ăn thay thế nhiên liệu có thực sự tốt?
Bất chấp tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đang ở mức cao kỷ lục, khoảng 10% ngũ cốc trên thế giới vẫn được biến thành nhiên liệu sinh học, đủ để nuôi 1,9 tỷ người trong một năm theo một số ước tính.
Dustin Benton, Giám đốc chính sách của Green Alliance cho biết: "Vào thời điểm mà xung đột của Nga và Ukraine đe dọa người dân ở các nước kém phát triển hơn với nạn đói, thì việc tiếp tục sử dụng nhiên liệu sinh học ngày càng tăng là điều không thể tránh khỏi. Cắt giảm nhiên liệu sinh học là cách nhanh nhất để giải quyết nạn đói toàn cầu trong cuộc khủng hoảng này."
Hàng chục nghiên cứu đã liên kết nhiệm vụ của nhiên liệu sinh học với việc tăng giá thực phẩm bởi vì cây nhiên liệu làm tăng nhu cầu về đất và làm giảm nguồn cung.
Theo Giáo sư Timothy Searchinger - thành viên cấp cao của Viện Tài nguyên Thế giới, xu hướng sử dụng dầu ăn có nguồn gốc từ thực vật trái với mục đích của chúng có thể tạo ra những tác động tiêu cực với môi trường.
"Việc nhu cầu về dầu thực vật tăng cao có thể gây ra những tác động xấu với môi trường, bởi những người nông dân buộc phải tăng diện tích đất trồng trọt để theo kịp thị trường. Việc 18% dầu thực vật trên thế giới bị dùng để làm thay nhiệm vụ của dầu diesel sẽ làm gia tăng lượng khí carbon thải ra môi trường, thậm chí còn tệ hơn cả nhiên liệu hóa thạch", ông Searchinger cho biết.
Đất trồng trọt toàn cầu được cho là đã mở rộng hơn 100 triệu ha trong thế kỷ này - một diện tích tương đương với quốc gia Ai Cập. Khoảng một nửa diện tích là từ các hệ sinh thái tự nhiên, một tốc độ phát triển siêu tốc so với 8.000 năm trước.
Searchinger nói: "Chi phí cho nhiên liệu sinh học lớn hơn lợi ích từ việc giảm sử dụng dầu. Lỗi mà châu Âu và những nước khác đã mắc phải là họ hoàn toàn bỏ qua chi phí này. Họ hành động như thể sử dụng đất miễn phí. Cuộc khủng hoảng lương thực mà chúng ta đang gặp phải nhắc nhở chúng ta rằng điều đó không hề đúng đắn".
Để bảo vệ an ninh lương thực, EU đã hoàn thiện chính sách nông nghiệp chung, chuyển sang cho phép sản xuất cây trồng trên đất bỏ hoang và bãi bỏ các quy tắc luân canh cây trồng.
Ariel Brunner, giám đốc chính sách của Birdlife Europe, cho biết: "Có một điều đáng kinh ngạc khi đi theo những hành động bảo vệ thiên nhiên nhân danh mối lo an ninh lương thực trong khi vẫn tiếp tục đốt cháy một lượng lớn lương thực được trồng trên hàng triệu ha đất".
Một quan chức của Ủy ban châu Âu cho biết nhiên liệu sinh học có thể củng cố an ninh lương thực và thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, trong khi các quốc gia EU sẽ nhận được sự hỗ trợ của Bỉ trong việc sử dụng các công thức nhiên liệu sinh học pha trộn để giảm lượng đất cần thiết cho nguyên liệu.
"Sự đóng góp của nhiên liệu sinh học được sản xuất từ cây lương thực và thức ăn chăn nuôi đối với quá trình khử cacbon là rất hạn chế, vì vậy việc sử dụng chúng nên được hạn chế", quan chức này nói thêm.
Ngoài ra, việc dùng dầu thực vật cũng có một số nhược điểm bao gồm: Khó khăn trong việc khởi động, do nhiệt độ bắt lửa của dầu diesel và dầu thực vật là khác nhau; Động cơ không thể đạt được công suất tối đa, dù một thí nghiệm của Volkswagen cho thấy lượng dầu tiêu thụ trên cũng một quãng đường của dầu thực vật thấp hơn so với dầu diesel; Giảm độ bền của động cơ do cặn nhiên liệu từ dầu thực vật nhiều hơn, đồng thời khả năng bôi trơn cũng kém hơn. Việc sử dụng dầu ăn thay vì dầu diesel sẽ khiến phương tiện không còn được bảo hành.
Tham khảo: The Guardian
Viết bình luận