Năm đặc điểm cần chú ý đối với công nghệ xử lý nước thải cho các bệnh viện dã chiến

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19, Việt Nam đã và đang thành lập các bệnh viện dã chiến để đối phó với khả năng số ca nhiễm virus Corona tăng vọt. Bên cạnh việc hoàn tất cơ sở vật chất và trang bị các thiết bị y tế thì việc gấp rút hoàn tất hệ thống xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện cũng hết sức quan trọng và cần được đặc biệt chú ý tới các yêu cầu kỹ thuật, công nghệ.

Nước thải y tế (bệnh viện) mang một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh, kháng sinh từ y tế, do đó việc xả thải ra môi trường khi chưa được xử lý triệt để sẽ gây lây nhiễm các mầm bệnh vào hệ sinh thái, môi trường đất, nước gây dịch bệnh khó kiểm soát cho cộng đồng và mất cân bằng sinh thái. Nhất là khi câu hỏi ‘’COVID-19 CÓ THỂ LÂY LAN QUA MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÔNG?’’ vẫn chưa được làm rõ thì việc chú ý đối với công nghệ xử lý nước thải cho các bệnh viện dã chiến ứng phó dịch bệnh CoVID là hết sức cần thiết.

1. Về cơ bản các nguồn thải do nước thải y tế (bệnh viện) thải ra đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh.
Trong thành phần chính của nước thải y tế (bệnh viện) có chứa:

  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
  • Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
  • Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.
  • Đặc biệt là trong nước thải của các bệnh viện dã chiến có thể chứa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19

2. Cần chọn công nghệ phù hợp để xử lý triệt để mầm bệnh

Việc xử lý nước thải bệnh viện (y tế) là hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc phải xử lý triệt để các yếu tố gây hại nêu trên. Vậy nên cần sự lựa chon công nghệ phù hợp tùy thuộc vào lưu lượng, diện tích xây dựng, tính chất của mỗi loại hình của nước thải y tế (bệnh viện) sao cho hiệu quả xử lý của hệ thống tối ưu nhất.

3. Tốc độ thi công  và tốc độ xử lý của hệ thống

Virus SARS-  có thể tồn tại 4 ngày ở mẫu phân người mắc bệnh với pH kiềm, và nhiều ngày trong nhiệt độ phòng, trong khi dễ dàng bị bất hoạt bởi các chất sát trùng thông thường (Lai et al, 2005). Các nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra khả năng tồn tại của virus SARS-CoV là 14 ngày ở 4oC, và 2 ngày ở 20oC trong nước thải bệnh viện. Không tìm thấy virus sống trong nước thải sau khử trùng, nhưng ARN của chúng thì có (Wang et al, 2005). Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của thu gom, xử lý chất bài tiết của người bệnh, cũng như thu gom, xử lý và khử trùng nước thải bệnh viện.

Vì vậy trước tình hình dịch bệnh Covid -19 có thể lây lan thì tốc độ thi công xử lý cần nhanh nhất và đạt hiệu quả tối ưu nhất (Tăng cường)

4. Khả năng xử lý virus gây bệnh

Các quá trình xử lý nước thải có khả năng loại bỏ virus ở các mức độ khác nhau. Nguyên tắc loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh một cách an toàn, là sử dụng nhiều bậc xử lý, tạo nhiều rào cản trên con đường lây lan của mầm bệnh. Tăng liều lượng Clo hay các biện pháp khử trùng khác tại các Trạm xử lý nước thải (sủ dụng tia UV, hệ thống sục ozon tăng cường cưỡng bức), sao cho sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.
5. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A trước khi thải ra hệ thống thoát nước hoặc môi trường.

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng các công nghệ phù hợp kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, Nito, Photphos, và đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh.

Với kinh nghiệm trong việc tư vấn, thiết kế, xây dựng cũng như cải tạo nâng cấp nhiều hệ thống xử lý nước thải bệnh viện (y tế) chúng tôi xin đề xuất 2 công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) hiệu quả cao nhất hiện nay là:

1. Công nghệ xử lý nước thải AAO

2. Công nghệ xử lý AO + Tăng cường

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện (y tế) hiện nay được áp dụng và đang hoạt động rất hiệu quả tại các trạm xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc. Với những ưu điểm mà 2 công nghệ trên đem lại: các công nghệ trên được xác định là công nghệ tối ưu cho việc xử lý nước thải. Công nghệ xử lý AAO và AO khác nhau do công nghệ AAO có giai đoạn kỵ khí giúp hiệu quả xử lý tăng cao, công nghệ xử lý AAO phù hợp với các bệnh viện có nước thải ô nhiễm vào mức nghiêm trọng, ngoài ra việc sử dụng công nghệ này cần đặc biết chú ý tới việc khử khuẩn, khử xả đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý, cũng cần xem xét kết hợp các yêu tố hóa lý trong công nghệ để đảm bảo hiệu quả xử lý cũng như độ an toàn đối với công nghệ.

Biên tập: Nhóm tác giả: ThS Nguyễn Hữu Tuyên, KS. Trần Thị Hồng Gấm

Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việ Nam.

Thông tin liên hệ tư vấn giải pháp công nghệ và thiết bị

Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam

Trự sở: Đội 1, Xã Tả Thanh Oai, H Thanh Trì, TP Hà Nội

VP: Số 2/1295: Giải Phóng, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Kho hàng: 27/167/Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại hotline: 0942226986 /E-mail: vinaceeco@gmail.com

THAM KHẢO CÁC SẢN PHẨM PHÙ HỢP CHO ĐỐI TƯỢNG 

Được đăng vào

Bình luận

  • avatar

    SWEFONSOT
    Hdpzof [url=https://newfasttadalafil.com/]cialis online cheap[/url] Fnsslt Cialis Fvnfmj Tamoxifene Teva 20 Mg Wtwzhv https://newfasttadalafil.com/ - tadalafil cialis

Viết bình luận