Một số kinh nghiệm khi mở quán ăn trong phố cổ Hà Nội
1. Cần chú ý về vốn đầu tư "Vốn là cái vốn nào"? Vốn ở đâu? Nhà hàng có nhiều loại và vốn bao nhiêu còn tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, hình thức kinh doanh và các loại hình ẩm thực mà nhà hàng phục vụ.
2. "Vốn vừa đủ, dễ vỡ thủ". Vốn vừa đủ mở quán là chưa đủ, cần thêm vốn dự phòng vận hành khi quán chạy mà không phát sinh doanh thu trong ít nhất 6 tháng, tốt hơn là 12 tháng.
3. "Ngon không bằng hợp" : Ngon thì dĩ nhiên rồi, nhưng thêm nữa là món có phù hợp với khách hàng mục tiêu không? Món có đủ cạnh tranh hay không? Món có phù hợp với năng lực của bạn hay ko? Ngon không bằng phù hợp
4. "Món ngắn hay món dài?" Thị trường có đang hot với món b định bán không? Và trong tương lai liệu thị trường của món này có còn hot hay không? Thích hớt váng thì chơi ngắn, thích ổn định thì chơi dài. Nhưng ngắn đang tốt mà dài sẽ tăng trưởng.
5. "Khách hàng là hàng nào?" Khách hàng tệp bình dân hay sang cảnh, thói quen tiêu dùng ra sao. Bảo là chiều khách, phải làm rõ khách hàng là khách hàng nào
6. "Biết đủ ngủ yên giấc" Không có một nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn tất cả mọi người, cho nên hãy chỉ nhắm vào 5 hay 10% thị trường và phục vụ tốt họ, đã là thành công rồi.
7. "Hãy DATA, đừng bắt ma": Hãy phân tích khách hàng mục tiêu của bạn, phân khúc thị trường theo độ tuổi, theo thu nhập, sở thích hay nhà hàng đặc thù (nhà hàng dinh dưỡng, nhà hàng ăn chay…) mà chọn cách thức kinh doanh phù hợp. Đừng mù mờ như thầy bói bắt ma
8. "Thuê nhà: Traffic hơn diện tích". Địa điểm nhỏ ở chỗ traffic lớn còn hơn diện tích lớn ở nơi traffic nhỏ. Điều hướng khách hàng là khó nhất, đừng tham to. Nhớ: Traffic > diện tích
9. "Thuê cẩn trọng, sai đi tong" Địa điểm thuê tối quan trọng, sai là toang. Dựa vào mô hình KD, chọn điểm thuê cho phù hợp. F&B thành công hay thất bại đến phần lớn từ vị trí...
10. "Khách ở gần, ăn hết phần". Trọng số về địa điểm => Quan sát xem tệp dân cư xung quanh địa điểm của mình 1km có đúng là tệp khách hàng tiềm năng của mình hay không? Vẽ chân dung khách hàng, in-sai in-siếc các kiểu nhưng quan trọng hơn cả sẽ là tệp xung quanh gần quán.
11. "Thời gian thuê, phải đủ PHÊ": Nên thuê càng dài càng tốt. Né những điều khoản khi trả nhà sớm và buộc thêm các điều khoản khó khi chủ nhà muốn đòi nhà. Thuê time ngắn quá chưa đủ phê đã ra đê thì còn làm ăn gì nữa
12. "Tên bờ-rand, hãy liên quan": Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ. Tên tốt nhất phản ánh được một trong các thành tốt: món, địa điểm, phong cách hay người chủ của quán.
13. "Phân bổ cho đỡ khổ": Không gian và nội thất => Nếu quán bán cả on và off thì khu vực phục vụ khách ăn uống chiếm từ 40-60% diện tích nhà hàng, 30% dành cho khu vực bếp chế biến & kho trữ hàng, có du di tùy theo mô hình trọng tâm vào online hay offline
14. "Linh hoạt để phát đạt" Bán ăn tại quán nên bố trí không gian, nội thất để linh hoạt từng nhóm khách. Bàn ghế nên dùng loại có thể di chuyển để lắp ghép thành các dãy bàn rộng hơn để phục vụ các đoàn khách lớn khi cần...
15. "Menu là phải chill" => Chill ở đây = Dễ điều hướng khách hàng chọn món theo ý mình muốn. Hãy thiết kế thực đơn cho quán thật sự đơn giản, ngắn gọn, xếp các món theo mục để khách hàng dễ dàng lựa chọn. Thiết kế menu tốt sẽ giúp gia tăng doanh số và vận hành nhàn hơn.
16. "Không căn cost, lợi nhuận đốt": Tốt nhất giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm mà bạn đã chi để tạo nên món ăn đó. Tùy mô hình bình dân hay cao cấp mà du di cộng trừ
17. "Ý tưởng dễ thực thi khó" Ý tưởng mở quán rất đơn giản, nhưng để làm thành một mô hình thành công cực khó. Ý tưởng chỉ bằng 0, thực thi mới quan trọng.
18. "Làm chủ, sẽ mất ngủ", ai chưa tin cứ thử xem... Nếu vẫn ngủ ngon thì xoay sang bán phương pháp ngủ ngon khéo giàu nhanh hơn...
KD F&B rất không dễ, đừng nghe những lời được mật mà vội mở quán. Hãy làm bài bản và làm bài tập kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. #Gudluk #vinacee #nguyenhuutuyen 10 điều chú ý khi kinh doanh đồ ăn FAB.
Viết bình luận