Mẫu khái toán sơ bộ chi phí ĐTXD Công trình xử lý nước thải trường học

Hiện nay, với mức độ gia tăng về mật độ và quy mô các cơ sở trường học (Cấp II, Cấp II, Đại học), các cơ sở y tế, bên cạnh các hoạt động cơ bản của con người, quá trình hoạt động, nâng cấp tại các đơn vị cũng có thêm nhiều các nguồn thải phức tạp hơn, như nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh, căng tin, nhà ăn, các cửa hàng dịch vụ bên trong, nước thải từ các phòng thí nghiệm. Các loại nước thải, chất thải này, nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường sẽ gây tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh cũng như đời sống của cộng đồng. Vậy khi đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của các cơ sở này, cần chú ý các điều gì? Hãy cùng các chuyên gia VINACEE liệt kê các yêu tố cơ sở giúp xây dựng định mức, dự toán chi phí công trình xử lý nước thải tại các cơ sở này nhé.

1. Các quy định chung của nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng

Thực hiện đầu tư công, đầu từ các hạng mục trong các công trình có sử dụng ngân sách nhà nước, thì chi phí đầu tư xây dựng công trình cần tuân thủ các quy định quản lý của nhà nước theo một số các văn bảng luật và dưới luật như:

- Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020 của Quốc Hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 09/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dưng;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; -

 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng;

- Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06/01/2017 về Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 07/2019/TT-BXD ngày 07/11/2019 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/02/2020 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước;

- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm tra thiết kế công trình xây dựng.

Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức đầu tư giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị thanh toán quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

- Chi phí đầu tư xây dựng được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và các quy định của nhà nước.

- Việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả đầu tư, đồng thời phải đảm bảo tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.

- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào đưa công trình vào khai thác sử dụng.

2. Các quy định của địa phương và và chỉ số giá của địa phương

Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo thời gian, địa điểm, làm cơ sở xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng, giá hợp đồng xây dựng, quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình và quản lí chi phí đầu tư xây dựng.

Chỉ số giá xây dựng theo loại công trình là chỉ tiêu phản ảnh mức độ biến động giá xây dựng của loại công trình theo thời gian; Chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí gồm: chỉ số giá phần xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí xây dựng của công trình theo thời gian; chỉ số giá phần thiết bị là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của phần chi phí thiết bị của công trình theo thời gian; chỉ số giá phần chi phí khác là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của một số loại chi phí như quản lý dự án, tư vấn đầu tư xây dựng công trình và chi phí khác của công trình theo thời gian.

Chỉ số giá xây dựng theo loại vật liệu xây dựng chủ yếu là chỉ tiêu phản ánh biến động giá của loại vật liệu xây dựng chủ yếu theo thời gian. Đối với công trình xây dựng cụ thể, việc tính toán toàn bộ hay một số các chỉ số giá nêu trên thì tùy thuộc mục đích, yêu cầu của công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

3. Các yếu tố cấu thành sản phẩm công nghệ

Bao gồm các yếu tố chính như:

  • Đặc điểm tính chất nước thải: Đây là yếu tố quan trọng, trong việc hình thành lên một công nghê xử lý chất thải, nước thải, trước tiên chúng ta cần biết được tính chất, đặc điểm của nước thải và phân tích rồi đưa ra công nghệ để xử lý nước thải
  • Yếu tố lựa chọn công nghệ: Việc lựa chọn một công nghệ phù hợp với loại nước thải cần xử lý rất quan trọng nhưng cũng cần phải phù hợp với mức đầu tư của chủ đầu tư nên khi lựa chọn công nghệ phù hợp mà dự án cần quan tấm đến 2 vấn đề này
  • Yếu tố lựa chọn thiết bị: Việc lựa chọn thiết bị xử lý cần phải lựa chọn thiết bị đáp ứng đủ công suất xử lý cho một hệ thống xử lý nước thải, và nó cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc quyết định tính hiệu quả của hệ thống
  • Yếu tố nguyên vật liệu cấu thành: Tùy vào lựa chọn của chủ đầu tư, để lựa chọn nguyên liệu cấu thành composite hay xây bằng gạch hay bê tông cốt thép thì sẽ hình thành lên công nghệ.

4. Các yếu tố cấu thành sản phẩm dịch vụ - nguồn gốc hàng hóa, công nghệ 

Việc đựa ra các dịch vụ tốt cho một sản phẩm cũng sẽ quyết định trong việc định giá cho một sản phẩm hệ thống xử lý nước thải.

Các dịch vụ có thể là: Chế độ bảo hành, thời gian bảo hành, bảo dưỡng thiết bị định kỳ, các chế độ ưu đãi khác, Hỗ trợ, hướng dẫn vận hành, Kiểm tra định kỳ nước thải giúp chủ đầu tư.

5. Các yếu tố khác có liên quan đặc điểm địa lý

+ Để định mức giá cho một hệ thống xử lý nước thải cũng cần phải quan tâm đến đặc điểm địa lý của dự án.

+ Dự án ở những nơi xa so với nhà thầu thì chi phí sẽ cao hơn vì phải hỗ trợ cho các cán bộ đi lại, ăn ở.

+ Nếu dự án xây dựng hệ thống bằng modun chế tạo sẵn, thì chi phí vận chuyển sẽ càng cao khi dự ở càng xa

Kết luận: Như vậy để xây dựng Định mức/ dự toán chi tiết cho một hệ thống Chúng ta cần biết 5 yếu tố trên để có thể định mức giá hợp lý cho một hệ thống xử lý nước thải.

LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ KHI BẠN ĐANG QUAN TÂM VỀ SẢN PHẨM 

KS Nguyễn Văn Thanh (Holine: 0837145888) ThS. Nguyễn Hữu Tuyên (0942226986)

Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

Cơ sở 2: Số 2 Ngõ 1295, Giải Phóng, Hoàng Liệt, Q Hoàng Mai, TP  Hà Nội.

Điện thoại liên hệ: 0942226986,  E-mail: vinaceeco@gmail.com

Một số hình ảnh cung cấp, sản phẩm dịch vụ VINACEE cho đối tác, khách hàng.

Được đăng vào

Viết bình luận