Kinh nghiệm phân biệt và nhận biết Inox 304 khi mua hộp bẫy mỡ thông minh

Bể tách mỡ Inox, sản phẩm bạn đang tìm kiếm và nếu bạn đang quan tâm làm thế nào để chọn một bể tách mỡ chất lượng đồng thời giá cả phù hợp cho căn bếp hãy xem nội dung bài viết dưới để hiểu rõ về bể tách mỡ  cũng như phân biệt sản phẩm Inox 304 và từ đó có cách lựa chọn bể tách mỡ giá tốt nhất cho nhà hàng, căn hộ gia đình nhé.

Như chúng ta đã biết, kim loại cứng chắc, độ bền cao nhưng thường có nhược điểm là bị gỉ sét theo thời gian. Sự ra đời của thép không gỉ, nhất là Inox, đã khắc phục được hạn chế này. Ngày nay, Inox đã trở thành hợp kim phổ biến trên nhiều ứng dụng như xây dựng, công nghiệp, gia dụng, nội thất … Trong đó, Inox 304 là loại Inox phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Các hợp kim phải chứa Niken, Mangan, Crom mới được xem là thép không gỉ Inox. Một loại Inox được xem là Inox 304 khi có tỷ lệ Niken tối thiểu đạt 8%. Trong đó, Niken là chất giúp cho kim loại sáng bóng, có tính chất chống Oxy, kháng rỉ sét cao. Nhờ ưu điểm về tính chất vật lý như độ sáng bóng cao, độ bền cao, độ chống gỉ sét, chống mài mòn cao nên Inox 304 được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.

Cách nhận biết Inox 304 khi lựa chọn vật liệu và sản phẩm.

Inox 304 là hợp kim được ưa chuộng nhất so với nhiều loại Inox khác. Tuy nhiên, do giá thành của Inox 304 cao nên nhiều nơi sản xuất đã bán các Inox khác như Inox 201, Inox 430,… cho người mua với hình dáng bên ngoài gần giống nhưng chúng vẫn có sự thua kém về chất lượng. Vậy, làm thế nào để phân biệt và nhận biết Inox 304 với các loại Inox khác?

Ưu điểm Inox 304:  Khả năng chống gỉ sét, ăn mòn của Inox 304 vẫn là cao nhất

Loại inox 304 có độ sáng bóng cao, tương đối sạch, không bị hoen gỉ nên giá thành khá cao. Inox 201 tỷ lệ niken trong thành phần thấp hơn, inox 430 chứa nhiều sắt và tạp chất khác. Do vậy inox 201 và 430 dễ bị hoen gỉ, độ bền thấp, không an toàn, giá thành của chúng cũng thấp hơn nhiều so với inox 304.

Khi so sánh thành phần hóa học (TPHH) của inox 201 và Inox 304 thì ta thấy hàm lượng Chrom của Inox 201 thấp hơn Inox 304 khoảng 2%. Chính vì điều này mà Inox 201 có khả năng chống ăn mòn thấp hơn Inox 304.

Khả năng chế tác của Inox 304 dễ dàng hơn so với các loại Inox khác.

Do cùng khả năng dãn dài so với Inox 304, nên Inox thể hiện được tính chất tương tự như 304 trong quá trình uốn, tạo hình và dát mỏng. Nhưng trong chừng mực nào đó thì Inox 304 vẫn dễ dát mỏng hơn và khi dát mỏng thì tiết kiệm năng lượng hơn Inox 201 (điều này là do sự ảnh hưởng của nguyên tố Mangan lên Inox 201, làm Inox 201 cứng hơn so với Inox 304).

Nhờ tính dát mỏng, uốn cong dễ dàng nên Inox 304 còn được ứng dụng vào trang trí nội thất, thực hiện các chi tiết đòi hỏi tính mỹ thuật cao, khó thực hiện.

Dùng khả năng từ tính và kháng hóa học của Inox 304 để phân biệt với các loại Inox khác

Inox 304 có 2 loại Inox rất giống bên ngoài là Inox 201 và Inox 430. Tuy nhiên, từ tính của các loại Inox này có sự khác biệt. Inox 304 và Inox 201 có tính từ tính cao trong khi Inox 430 lại từ tính kém. Do đó, bạn có thể dùng nam châm để nhận biết đó có phải là Inox 430 hay không. Tuy nhiên, cách này lại không thể giúp bạn phân biệt giữa Inox 304 và Inox 201 do hai loại này có cùng mức từ tính như sau:

Bạn hãy làm một thực nghiệm khác. Inox 304 có đặc tính kháng ăn mòn hóa học cực tốt, trong khi Inox 201 thì lại rất kém. Nhờ điều này mà bạn hãy dùng một loại axit để nhỏ thử lên bề mặt của hai tấm Inox. Nếu đó là Inox 304 thì bề mặt hầu như vẫn nguyên vẹn, không bị phản ứng gì do đặc tính chống ăn mòn cực tốt. Nếu đó là Inox 201 thì bề mặt sẽ đổi màu, thường là màu đỏ gạch, có sủi bọt liên tục. Bạn cũng có thể sử dụng loại dung dịch thuốc thử Inox với hiệu ứng cũng tương tự.

=> Với các thông tin được chia sẻ như trên, bạn đã biết Inox 304 là gì, công dụng thế nào và làm sao phân biệt được loại thép không gỉ này so với nhiều loại Inox khác rồi đấy. Quan trọng nhất là bạn phải tìm được nhà cung ứng Inox uy tín, nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng thành phẩm.

Được đăng vào

Viết bình luận