Giáy phép môi trường là gì? Khi nào cần xin cấp giấy phép môi trường?

 Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.Luật Bảo vệ Môi trường2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về đối tượng, thời hạn, thời điểm và thẩm quyền thực hiện cấp giấy phép môi trường như sau: 

1) Đối tượng cần xin cấp giấy phép môi trường 

- Dự án đầu tư nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao), nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường), nhóm III (ít nguy cơ tác động xấu đến môi trường)có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức (trừ trường hợp là dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công).

- Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2) Thời hạn của giấy phép môi trường?

- 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I; cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I.

- 10 năm đối với đối tượng còn lại.

- Thời hạn của giấy phép có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở.

3) Thời điểm cấp giấy phép môi trường? (Xem thêm tài liệu)

- Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải thực hiện cấp giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải. Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở hoạt động trước ngày 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải thì được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết hạn vận hành thử nghiệm.

- Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản: (1) Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản; (2) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí; (3) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đói với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; (4) Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng; (5) Cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; (6) Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư khác.

- Dự án đầu tư thuộc đối tượng cấp giấp phép môi trường hoạt động trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025 trừ các trường hợp sau:

+ Dự án đầu tư có giấy phép môi trường thành phần có xác định thời hạn được tiếp tục sử dụng cho đến khi hết thời hạn của giấy phép.

+ Dự án đầu tư có giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn được tiếp tục sử dụng đến 01/01/2027

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất về Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường

ThS. Nguyễn Hữu Tuyên ĐT 0942226986. 

Được đăng vào

Viết bình luận