Công ty CP KT Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng bồn Composite trong XLNT
Bồn composite xử lý nước thải đang rất được ưa chuộng ngày nay là một loại bồn xử lý được làm từ chất liệu Composite (FRP) – Một loại vật liệu tổng hợp có cấu tạo từ 2 loại vật liệu riêng lẻ, sở hữu nhiều tính chất ưu việt hơn các loại vật liệu cấu thành. Đây là sản phẩm nhận có rất nhiều đánh giá tích cực và được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn như độ bền, chống cháy, chống ăn mòn, nhẹ, dễ gia công theo các kết cấu. Sau đây là những vấn đề bạn cần lưu ý khi lắp đặt và sử dụng bồn Composite xử lý nước thải được VINACEE tổng hợp.
Đặc điểm và cấu tạo của bồn xử lý nước thải composite
Không phủ nhận những gì nền công nghiệp đã đem lại cho chúng ta, một cuộc sống hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận việc môi trường sống đang bị đe dọa. Việc các khu công nghiệp xả thẳng chất thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nền sinh thái đã không còn là một vấn đề hiếm gặp. Là một hành động sai trái, một hành vi phạm pháp, tại sao các khu công nghiệp vẫn bất chấp và xả thẳng nước thải ra môi trường ? Lí do dẫn đến điều này kì thực rất đơn giản.
Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, để vận hành hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp sẽ tốn kém một khoản chi phí không hề nhỏ cho các thiết bị hiện đại. Có biện pháp nào giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, những vẫn có thể bảo đảm an toàn cho môi trường ? Bồn composite xử lý nước thải chính là lời giải cho vấn đề này.
Cấu tạo của bồn xử lý nước thải composite
Bồn xử lý nước thải Composite là một hệ thống gồm nhiều ngăn nhỏ ở trong, mỗi ngăn có một chức năng khác nhau. Trng bồn xử lý nước thải được cấu thành từ 5 ngăn nhỏ, cụ thể :
1. Ngăn thiếu khí giúp điều chỉnh dòng nước thải
Ngăn này chứa kí nitơ và một phần các chất hữu cơ khác, khi nước thải đi vào ngăn này sẽ được lọc và điều chỉnh. Dưới đáy ngăn có hệ thống khuấy có tác dụng làm đồng đều nước thải, tránh việc bùn sinh học lắng xuống.
2. Ngăn hiếu khí nhằm trộn đều bùn hoạt tính và nước thải
Đây là ngăn chuyển hóa phần hữu cơ, chất ô nhiễm có trong nước thải thành các chất không độc như CO -2, H2O, NO3-, N2,… và sinh khối. Dưới đáy ngăn có hệ thống phân phối khí mịn, có tác dụng bổ sung oxi vào quá trình xử lý khí, đồng thời trộn đều bùn hoạt tính vào nước thải
Trong cả hai ngăn thiếu khí và hiếu khí đều được bố trí các đệm vi sinh để tăng mật độ bùn hoạt tính, xử lý phần lớn lượng nước thải, giảm thiểu thời gian xử lý cần thiết, cũng như khối tích của bồn.
3. Ngăn lắng xử lý các chất cặn từ ngăn hiếu khí
Ngăn lắng có tác dụng sử lý bùn và các chất cặn được tách ra từ sau khi nước thải qua ngăn hiếu khí. Trong ngăn lắng có hệ thống đường tuần hoàn bùn về bể thiếu khí để khử khí nitơ có trong nước thải, đồng thời xử lý bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học.
4. Ngăn khử trùng tiêu diệt vi khuẩn trong nước thải
Nước thải sau khi được lọc qua 3 ngăn sẽ tiến vào ngăn khử trùng. Ngăn khử trùng gồm các chất hóa học có tính sát trùng mạnh như NaOCl,… có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn ở trong nước thải. Các chất hóa học được cấp vào ngăn thông qua hệ thống bơm hoặc viên nén.
5. Ngăn chứa bùn giữ lại bùn sinh học trong quá trình lọc nước thải
Bùn dư sau quá trình sử lý nước thải sẽ được dẫn về ngăn chứa bùn. Đây là ngăn cuối cùng của quy trình xử lý nước thải. Ngăn chứa bùn là ngăn được giữ lại những lượng bùn sinh học trong quá trình lọc nước thải, một phần nước trong được tách ra từ đây sẽ được quay lại ngăn thiếu khí để xử lý. Còn đối với phần bùn sinh học, sau một thời gian được tích trữ ở ngăn chứa bùn sẽ được đưa đi xử lý (tầm 2 – 3 tháng được dọn 1 lần).
Ngoài ra, trong bồn xử lý nước thải composite có các thiết bị khác phụ trợ cho việc xử lý như: Hệ thống phân phối khí, máy sục khí chìm, máy bơm nước thải, bơm bùn toàn bộ hệ thống được điều khiển và kiểm soát bằng tủ điều kiển,…
Kinh nghiệm lắp đặt bồn xử lý nước thải bằng Composite (Chống nổi).
Mỗi bồn Xử lý nước thải hợp khối bằng Composite thường có dung tích khá lớn (từ 5 - 200 m3 dung tích). Vì vậy khi lắp đặt bồn/bể không dúng kỹ thuật sẽ dẫn tới một số vấn đề và sự cố như: Nghiêng bể, bên thấp bên cao, sụt lún bể, đặc biệt là nổi bể? Vậy kinh nghiệp lắp bể dưới dây bạn cần chú ý chi tiết cho chúng tôi nhé.
- Gia cố nền, móng đặt bể với khu vực lắp đặt có nền đất yêu không ổn đình bằng các biện pháp như Cọc cát, cọc tre, bệ đỡ bê tông.
- Tạo độ phẳng thật tốt cho mặt bằng đặt bể (Thường mặt bằng bệ, móng)
- Đảm bảo việc neo bể tránh nổi bể (đối với khu vực có mực nước ngầm cao)
- Cần xác định tốt cốt đặt bể trách việc bể bị ngập so với khu vực sung quanh do việc tính sai cốt đặt hoặc nền đất có hệ số lún cao.
- Bạn có thể liên hệ với ThS Nguyễn Hữu Tuyên để được tư vấn chuyên sâu (ĐT 0942226986).
DƯỚI ĐÂY LÀ MỘT SỐ CHỈ DẪN MẪU - KỸ THUẬT LẮP BỂ BẠN ĐỌC CÙNG THAM KHẢO.
Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam
Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 5/2 Ngõ 1295 Đường Giải Phóng, Q Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD: Tòa nhà LICOGI số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
Showroom: Số 177 Phố Đại La, p Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 0837145888, hotline: 0942226986
Tạp chí môi trường viết về Bể tách mỡ VINACEE Xem thêm TẠI ĐÂY
Tạp chí Xây dựng về bể tách mỡ VINACEE: Xem thêm TẠI ĐÂY
Viết bình luận