Bẫy mỡ và xử lý nước thải cho nhà hàng, khách sạn, quán ăn
Mô tả quy trình thu gom nước thải và xử lý nước thải cho Nhà hàng, khách sạn:
Nước thải đậm đặc phát sinh từ khu vệ sinh, bồn tiểu Nam và Nữ sẽ được thu gom về bể tự hoại, tại đây quá trình phân hủy nước tiểu sẽ diễn ra làm giảm nồng độ các chất nhiễm và nước sau bể tự hoại sẽ tự chảy về hố ga tập trung.
Do nước thải phát sinh từ các khu vực ăn uống, bếp thường chứa hàm lượng dầu mỡ cao nên bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, để giảm khả năng bị nghẹt bơm, đường ống & làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Do vậy, bể tách mỡ và song chắn (rọ thu) rác bằng inox sẽ được lắp ngay sau các lavabo rửa dụng cụ của nhà bếp hoặc ngay sau hệ thống thoát nước của nhà bếp, nước thải ra khỏi bể tách mỡ được dẫn về hố ga tập trung.
Ngoài ra nước thoát sàn từ nhà vệ sinh của các tầng sẽ tự chảy về hố ga tập trung. Từ bể này, nước thải sẽ được bơm lên hệ thống xử lý nước thải.
1. MÔ TẢ CÔNG NGHỆ
Qua kinh nghiệm thực tế và dựa vào các chỉ tiêu của mẫu nước thải trước xử lý, chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải của nhà hàng – khách sạn trong phương án này gồm các giai đoạn sau:
- Xử lý sơ bộ bao gồm:
Tách rác: Trong nước thải chứa nhiều rác, xơ sợi,… vì vậy, yêu cầu đặt 01 thiết bị tách tác để tách rác thô ra khỏi nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý.
Hố ga: có nhiệm vụ tập trung nước thải từ các khâu phát sinh khác nhau trong khách sạn
Bể điều hòa: điều hoà nước thải ổn định lưu lượng và nồng độ trước khi nước thải được bơm qua các bể sinh học.
- Xử lý bậc II:
Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu và yếm khí dính bám:
Dựa trên cơ sở bảng phân tích mẫu nước thải trước xử lý cho thấy các chất bẩn trong nước thải của khách sạn phần lớn là các chất bẩn có khả năng phân huỷ sinh học. Nên việc chọn bể xử lý sinh học dính bám là công trình đơn vị xử lý bậc 2 là phương án khả thi. Cụ thể là trong phương án này sử dụng công nghệ sinh học với bùn hoạt tính hiếu yếm khí dạng bám dính . Nước thải qua hai bể này sẽ giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm.
Lắng: tách bùn vi sinh ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng trọng lực.
- Xử lý bùn và khử trùng cuối đường ống
Bùn sinh ra từ bể lắng II, 1 phần sẽ được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí , phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn & định kỳ sẽ được hút đi xả bỏ theo đúng quy định của pháp luật.
Nước thải sau xử lý để đảm bảo toàn bộ vi sinh có hại bị tiêu diệt thì công tác khử trùng là khâu bắt buộc trước khi đi vào môi trường, cũng như đảm bảo nước thải đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 14: 2008 cột B.
Dầu mỡ từ bể tách dầu mỡ cũng được định kỳ hút đi xả bỏ.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải nhà hàng – khách sạn
2. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ
Nước thải từ các khu vực phát sinh theo đường ống thu gom dẫn về bể tách dầu mỡ trước khi tự chảy qua bể điều hòa. Sau đó, nước thải được bơm qua bể sinh học thiếu khí và các công trình đơn vị của hệ thống xử lý. Chức năng của các công trình đơn vị như sau:
a. Giỏ tách rác
Nhiệm vụ: Để loại bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau. Vì vậy cần thiết phải bố trí thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn có trong nước thải.
b. Bể tách dầu mỡ
Do nước thải phát sinh từ khu vực nhà hàng có chứa một hàm lượng dầu mỡ khá cao, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp nó sẽ ức chế hoạt động của các VSV trong nước. Do đó, nhiệm vụ của bể tách mỡ là tách và giữ dầu mỡ lại trong bể trước khi dẫn vào hệ thống xử lý, tránh nghẹt bơm, đường ống và làm giảm quá trình xử lý sinh học phía sau. Dầu mỡ tách ra định kỳ hút bỏ theo qui định.
c. Bể /ngăn điều hoà
Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất và đồng thời để chứa cho hệ thống hoạt động liên tục.
Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày, (phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: nguồn thải và thời gian thải nước). Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào, đặc biệt là đối với nước thải khách sạn.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể. Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể sinh học thiếu khí.
d. Bể sinh học hiếu khí dính bám
Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính dính bám là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải.
Đây là bể xử lý hiếu khí có dòng chảy cùng chiều với dòng khí là từ dưới lên. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng dính bám vào lớp vật liệu đệm. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. Quá trình này diễn ra nhanh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần về phía cuối bể. Trong môi trường hiếu khí (nhờ O2 sục vào), vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối trên vật liệu Plasdeck và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Nước sau khi ra khỏi công trình đơn vị này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%, đồng thời lượng bùn sinh ra cũng không nhiều như ở quá trình xử lý vi sinh bằng bùn hoạt tính lơ lửng (bể Aerotank).
ƯU ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ SINH HỌC HIẾU KHÍ DÍNH BÁM
- Hệ thống sinh học dính bám được thiết kế trên cơ sở dữ liệu công nghệ hiện đại nhất đang được áp dụng trên thế giới.
- Quy trình sinh học hiếu khí dính bám đạt hiệu quả xử lý cao do rất dễ vận hành và kiểm soát cân bằng quá trình vận hành do chế độ thủy lực ổn định. Do bề mặt riêng vật liệu đệm rất lớn nên sinh khối vi sinh rất lớn, khả năng chịu sốc của vi sinh (với bất cứ thay đổi bất thường nào của nước thải đầu vào) cao hơn nhiều so với các công nghệ sinh học truyền thống như phương pháp hiếu khí bùn truyền thống Aerotank, xử lý theo mẻ SBR, hoặc dạng công nghệ tích hợp giữa 2 phương pháp đó (có thể gọi tạm là AST). Với những công nghệ sinh học cũ này, khi bị sốc, vi sinh dễ bị chết và quá trình khôi phục lại vi sinh tốn rất nhiều thời gian và chi phí, đòi hỏi nhân viên vận hành phải có tay nghề cao và rất kinh nghiệm.
- Lượng bùn vi sinh sinh ra trong quy trình sinh học hiếu khí dính bám giảm hẳn (gần 50%) so với các công nghệ sinh học truyền thống như Aerotank, SBR, hoặc AST. Do vậy, giảm được chi phí về quản lý và xử lý bùn.
- Do công nghệ sinh họchiếu khí dính bám theo chiều cao, vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn, nồng độ vi sinh cao và ổn định nên cho phép giảm thời gian lưu nước và giảm chi phí đầu tư xây dựng. Các công nghệ sinh học truyền thống như Aerotank, SBR, hoặc AST cần nhiều diện tích do theo lý thuyết phải thiết kế các bể sinh học nặng nề, cồng kềnh…
e. Bể lắng II
Nhiệm vụ: lắng các bông bùn vi sinh từ quá trình sinh học và tách các bông bùn này ra khỏi nước thải.
Nước thải từ bể sinh học hiếu khí dính bám được dẫn vào ống phân phối trung tâm của bể lắng. Nước thải sau khi ra khỏi ống phân phối trung tâm được phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống phân phối trung tâm. Ống phân phối trung tâm được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống và đi lên với vận tốc chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD, BOD giảm 70-80% (hiệu quả lắng đạt 70-80%). Bùn lắng ở đáy bể lắng được bơm tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí dính bám và bùn dư được bơm về bể chứa & phân hủy bùn và được thải bỏ theo đúng qui định.
Nước thải sau khi lắng các bông bùn sẽ chảy tràn qua máng thu nước và được dẫn qua bể khử trùng.
f. Bể khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Khi cho Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn của bể và Chlorine là có tính oxi hóa mạnh sẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật và gây phản ứng với men bên trong của tế bào vi sinh vật làm phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến vi sinh vật bị tiêu diệt.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nguồn xả: QCVN 14 – 2008/BTNMT (Cột B).
i. Bể chứa bùn
Lượng bùn từ bể bể lắng được thu gom dẫn về bể chứa bùn trước khi đem thải bỏ định kỳ theo đúng qui định của pháp luật. Phần nước sau khi tách bùn có chất lượng thấp sẽ được đưa tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Chi tiết liên hệ: KS. Nguyễn Hữu Tuyên - GĐ Dự án (TV miễn phí - ĐT 094.222.6986)
Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam
Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 9, Số 66, Trần Đại Nghĩa, P. Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trung, Hà Nội.
ĐT: 0988387885, 0942226986
Email: Vinaceeco@gmail.com
Bình luận
illitty
infergo
Viết bình luận