Top 3 hệ thống xử lý nước thải y tế đáng sử dụng, trong đó có một module xử lý cho phòng khám

Mỗi năm, các phòng khám đa khoa mọc lên ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân. Như một điều tiết yếu cúa các hoạt động khám chữa bệnh, các phòng khám đa khoa sẽ phát sinh một lượng nước thải y tế cần phải xử lý theo quy định của nhà nước. Vậy, những hệ thống nào đang được áp dụng xử lý nước thải Y tế, hệ thống nào được sử dụng cho các phòng khám? Sau đây là giới thiệu nhanh về nước thải Y tế và các module đang được tin dùng nhé.

Các chất phát sinh gây ô nhiễm trong phòng khám như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh,…nên cần xử lý nước thải y tế tại các phòng khám đa khoa. Bạn có thể NHẬN VOCCHER TIỀN MẶT LÊN TỚI 2,500,000 VNĐ KHI ĐẶT HÀNG ONLINE

 

Tính chất đặc trưng của nước thải phòng khám y tế: Nước thải phòng khám nhìn chung vẫn chứa các chất đọc hại và tính chất chung của nước thải y tế. Tuy nhiên, nước thải phòng khám lại có các đặc trưng sau đây

+ Lượng nước thải ít, tùy thuộc vào quy mô và số lượng khám bệnh của phòng khám mà nước thải sẽ có khoảng từ 500 lít đến 10 khối/ ngày

+ Thời gian xả thải không đều tùy thuộc vào nhu cầu khám chữa bệnh

+ Nước thải không chứa nhiều chất độc hại, phần lớn là các vi sinh vật gây bệnh.

+ Phần lớn phòng khám có diện tích nhỏ nên cần hệ thống xử lý nhỏ gọn hoặc âm đất

+ Phòng khám không có nhận viên quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải 24/7, vì vây, Phòng khám cần có một hệ thông xử lý nước thải có thể chạy auto.

 

Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh. Nhằm bảo vệ nguồn nước, môi trường sống và sức khỏe của người dân. Các cơ sở phòng khám đa khoa tại các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội và Hồ Chí Minh cần trang bị hệ thống xử lý nước thải y tế.

Vì các phòng khám đa khoa thường có quy mô nhỏ hơn bệnh biện nên lưu lượng nước thải thấp với nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cũng thấp hơn. Nhưng đừng vì thế mà lơ là và thiếu cảnh giác dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường.

TOP 3 hệ thống xử lý nước thải y tế được sử dụng nhiều nhất ngày nay.

1. Cụm xử lý nước thải hợp khối Jokasou Nhập khẩu tại Nhật bản

Johkasou là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn có nguồn gốc từ Nhật Bản, được dùng để lắp đặt cho các hộ gia đình, biệt thự, chung cư hoặc khách sạn, bệnh viện, nhà máy, …

Johkasou là một từ ghép trong tiếng Nhật gồm “Johka” có nghĩa là thanh lọc, và “sou” với nghĩa bể chứa. Quá trình hình thành và phát triển của công nghệ Johkasou có thể được tóm tắt như sau:

+ Bản chất đầu tiên là một bể tự hoại với tác dụng tách các chất lỏng từ các chất thải rắn đã được ra đời từ những năm1868. Loại bể này là sự kết hợp giữ một bể tự hoại với một bộ lọc nước nhỏ giọt (sau năm 1954, nó còn được gọi là Johkasou Night soil hay Tandoku-Shori Johkasou). Đây chính là tiền thân của hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Johkasou ngày nay.

+ Hệ thống Johkasou đầu tiên tại Nhật Bản được lắp đặt vào năm 1911. Nhưng mãi đến năm 1944, sau khi tiêu chuẩn vệ sinh tòa nhà được ban hành, thuận ngữ Johkasou mới chính thức xuất hiện trên bộ tiêu chuẩn này cũng như trong hệ thống pháp luật Nhật Bản.

+ Năm 1960 tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) quy định công suất của Johkasou được ban hành. Tiêu chuẩn này bao gồm một chuỗi các công thức ước tính công suất của Johkasou cho các toà nhà với những mục đích sử dụng khác nhau.

+ Vào năm 1970, các nhà nghiên cứu đã thực hiện cải tiến và cho ra đời hệ thống xử lý nước thải kết hợp với khả năng xử lý đồng thời nước thải đen và nước thải xám, có tên gọi là Gappei-Shori Johkasou.

+ Theo thời gian ngoài việc hoàn chỉnh về luật pháp để điều chỉnh việc sản xuất và sử dụng Johkasou còn liên tục cải tiến kỹ thuật, phát triển cấu trúc kỹ thuật của Johkasou phù hợp với các toà nhà có những mục đích sử dụng khác nhau, cho đến nay Johkasou ở Nhật Bản có đến 12 nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào chất lượng nước thải ở mỗi nhánh xả và chia thành 2 loại theo quy mô sử dụng:

2. Hệ thống module xử lý nước thải AAO kết hợp MBBR

Công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp MBBR phù hợp để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ có độ ô nhiễm cao (Xử lý sinh học hiếu khí có kết hợp hệ vi sinh chuyển động)

Công nghệ AAO là viết tắt của Anaerobic-Anoxic-Oxic nghĩa là Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu Khí. Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học ứng dụng liên tục nhiều loại vi sinh vật khác nhau: vi sinh yếm khí, kỵ khí và hiếu khí để xử lý chất thải. Dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy chất ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.

Moving Bed Biofilm Reactor có tên viết tắt MBBR, một cách dễ hiểu đây quá trình xử lý nhân tạo sử dụng các giá thể cho vi sinh bám vào để sinh trưởng và phát triển. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước để đảm bảo điều kiện huyền phù. Các giá thể này di chuyển liên tục trong bể nhờ máy thổi và máy khuấy.

Trong bể hiếu khí MBBR luôn có hệ thống cấp khí nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật hiếu khí. Đồng thời, quá trình cấp khí phải đảm bảo nguyên liệu luôn ở trạng thái lơ lửng và xáo trộn liên tục trong toàn bộ quá trình phản ứng. Công nghệ chính là sự kết hợp giữa bể Aerotank truyền thống và phương pháp lọc sinh học hiếu khí.

Sự kết hợp giữa công nghệ AAO và MBBR sẽ làm tăng mật độ vi sinh nên hiệu quả xử lý rất cao, được ứng dụng để xử lý các loại nước thải khác nhau, chẳng hạn như: Nước thải Y tế, nước thải sinh hoạt, nước thải chế biến thực phẩm, nước thải nuôi trồng thủy sản 

3. Hệ thống xử lý nước thải phòng khám NVC 500, VNC 1000.

Đây là hệ thống module thực sự cần thiết cho hầu hết các phòng khám chuyên khoa và đa khoa có lưu lượng nước thải nhỏ gọn, link hoạt, lắp đặt tiện lợi cho các cơ sở có quy mô nhỏ và vừa phải.

- Model VNC 500 có công suất xử lý 500 lít/ngđ (0,5m3)  (đang được giảm giá tiền mặt tới 2,500,000 VNĐ)

- Model VNC 1000 có công suất xử lý 1000 lít/ngđ (1m3/ngđ)

Cả hải đều được thiết kế theo quy trình công nghệ AO + UF cho hiệu quả xử lý đạt 90 - 95%, khử trùng tuyệt đối, tuân thủ và đảm bảo các quy định của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Qua các đặc điểm trên, ta có thể thấy công nghệ AO với kích thước nhỏ gọn kết hợp với màng MBR giúp xử lý triệt để các vi sinh vật gây hại trong nước.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải y tế phòng khám AO kết hợp MBR

Theo sơ đồ trên, ta có thể thấy công nghệ AO kết hợp MBR rất nhỏ gọn, mà vẫn đủ các bước xử lý để nước thải đạt chuẩn.

Từ sơ đồ và kinh nghiệm thực tiễn, VINACEE Việt Nam đã đưa ra module xử lý nước thải phòng khám nhỏ gọn, nguyên khối có thể đặt 1 góc trong phòng khám, và dễ dàng di chuyển khi cần thiết.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí: KS Hiền ĐT: 0837.145.888 (zalo), hoặc số: 0942226986 (Mr Tuyên - Trưởng dự án Vệ sinh môi trường Đô thị).

Liên hệ: CT CP KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG VINACEE VIỆT NAM

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

VPGD: Tòa nhà LICOGI số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Showroom 1: 177, Đại La. Đồng Tâm,  Hai Bà Trung, TP Hà Nội 

ĐT: 0837145888, hotline: 0942226986/ Email: Vinaceeco@gmail.com

Được đăng vào

Viết bình luận