Mục tiêu xử lý nước thải chăn nuôi quy mô trang trại nhỏ

Xử lý nước thải chăn nuôi tại các trang trại có quy mô nhỏ từ 2000 đầu heo trở lại vẫn đang là vẫn để được quan tâm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường, phát triển bền vững góp phần vào tăng trưởng xanh nông nghiệp đặc biệt tại các khu vực nông thông.

Theo đó các kết quả nghiên cứu, thực hiện thì cần có giải pháp kỹ thuật công nghệ phụ hợp  để tối ưu để xử lý triệt để chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi sau biogas. Khi áp dụng xử lý chất thải bằng mô hình này sẽ đem lại một số chỉ tiêu lợi ích quan trọng, bao gồm:

1.   Giảm ô nhiễm môi trường: Xử lý chất thải chăn nuôi đúng cách giúp giảm mùi hôi thối, giảm ô nhiễm nguồn nước mặt, giảm phát thải khí nhà kính.

2.   Tạo nguồn năng lượng tái tạo: Xử lý chất thải chăn nuôi có thể tạo ra khí sinh học (biogas) để sử dụng làm nguồn năng lượng tái tạo cho trang trại hoặc cho cộng đồng địa phương.

3.   Tái sử dụng phân bón hữu cơ: Phân bón từ phân và urê có thể được sản xuất từ chất thải chăn nuôi, giúp tận dụng dư lượng dinh dưỡng.

4.   Cải thiện chất lượng đất đai: Sử dụng phân bón hữu cơ từ quá trình xử lý chất thải chăn nuôi có thể cải thiện chất lượng đất đai phục vụ trồng trọt và tạo ra năng lượng tái tạo.

5.   Tiết kiệm tài nguyên: Quá trình xử lý chất thải chăn nuôi sẽ cho ra nguồn nước đạt chuẩn, tái sử dụng lại trong trang trại, giúp tiết kiệm nước và giảm sự lãng phí tài nguyên tự nhiên.

6.   Tạo cơ hội kinh doanh: Việc xử lý chất thải chăn nuôi có thể tạo ra cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực xử lý chất thải, cung cấp phân bón giá rẻ và sản xuất năng lượng tái tạo.

7.   Cải thiện công tác quản lý trang trại: Quá trình xử lý chất thải chăn nuôi có thể giúp trang trại quản lý tài nguyên và chất thải hiệu quả hơn. Đáp ứng tốt hơn các quy định về quản lý nhà nước và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường.

Như vậy, công tác xử lý chất thải chăn nuôi trong mô hình nông nghiệp tuần hoàn có thể mang lại nhiều lợi ích về môi trường, kinh tế và bền vững cho ngành chăn nuôi và xã hội nói chung. Bên cạnh việc đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; đề cao vai trò của cộng đồng trong việc theo dõi, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi thì cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở chăn nuôi trong việc thực hiện các quy định về chăn nuôi và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
 

Đẩy mạnh, khuyến khích phát triển các công nghệ tái sử dụng, tái chế chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi. Nghiên cứu, phát triển các mô hình chăn nuôi - trồng trọt - nuôi trồng thủy sản không phát thải theo hướng quay vòng, tận thu và tái sử dụng toàn bộ chất thải.

Được đăng vào

Viết bình luận