Độc đáo công nghệ tái sinh dầu nhờn thải tối ưu của học sinh chuyên Hóa
Dân trí Chứng kiến việc dầu nhờn thải động cơ xe máy không được quản lý, xử lý một cách hiệu quả gây lãng phí và ô nhiễm môi trường, em Nguyễn Đức Minh học sinh chuyên Hóa trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình công nghệ tái sinh dầu nhờn thải tối ưu, không độc hại đến môi trường, phương pháp đơn giản và giải quyết được triệt để ô nhiễm môi trường do dầu thải.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu về nhiên liệu ngày càng gia tăng, bên cạnh đó thì yêu cầu về bảo vệ môi trường cũng ngày càng nghiêm ngặt. Chính vì vậy mà các giải pháp, quy trình tái sinh dầu thải với mục đích bảo vệ môi trường và tận thu nguồn tài nguyên không tái tạo ngày càng được quan tâm đặc biệt. Thực tế đã có rất nhiều phương pháp tái sinh dầu thải hiệu quả, nhưng đồng thời cũng yêu cầu nguồn vốn đầu tư khá cao, máy móc thiết bị và quy trình tái sinh phức tạp.
Tại Việt Nam các doanh nghiệp tái sinh dầu chủ yếu là nhiệt phân dầu thải để sản xuất nhiên liệu đốt lò (dầu FO), tuy nhiên giá dầu thô giảm mạnh đồng thời giá dầu FO cũng giảm mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất, dẫn đến thực trạng lượng dầu nhờn thải tồn đọng chưa được xử lý rất lớn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Cậu học trò đam mê nghiên cứu khoa học Nguyễn Đức Minh.
Xuất phát từ thực tế hiện nay, cậu học trò đam mê khoa học Nguyễn Đức Minh đã tìm hiểu và đề xuất đề tài: “Tái chế dầu nhờn thải bằng phương pháp LSR10 ”. Phương pháp LSR10 kết hợp hai phương pháp xử lý dầu nhờn thải hiện nay đó là phương pháp axit – bentonite và phương pháp đông tụ, kết hợp với các chất trợ lắng, chất hấp phụ để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm, giảm thời gian xử lý.
"Bắt nguồn từ những trăn trở về vấn nạn ô nhiễm môi trường, cụ thể ở đây là vấn nạn dầu nhờn thải. Rất nhiều người dân đã sử dụng dầu nhờn thải để tưới rau muống hoặc thải trực tiếp ra môi trường. Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường. Trong khi đó, dầu nhờn thải là một nguồn tài nguyên có thể tái sinh. Đây cũng chính là tiền đề để em bắt tay vào nghiên cứu. Sau rất nhiều thất bại thì em đã có những thành công bước đâu" - Nguyễn Đức Minh chia sẻ.
Theo quy trình công nghệ, dầu nhờn thải được ly tâm loại bỏ nước kết hợp với khuấy trộn. Sau đó cho thêm dung dịch NaOH 40%, Na3PO4 5%, Colophan, Bentonite. Sau 10 giờ để lắng ở 600C , loại bỏ cặn bẩn và dầu thải được hấp phụ bằng Bentonite. Sản phẩm thu được là dầu gốc đạt tiêu chuẩn dầu gốc API nhóm I (SN500) do Viện Nghiên cứu Dầu mỏ Hoa Kỳ quy định. Cứ mỗi lít dầu thải được xử lý cho ra 0,7l dầu gốc.
Hiện nay, công trình nghiên cứu của tác giả mới dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm nhưng với những kết quả đánh giá khoa học cho thấy, phương pháp xử lý dầu thải LRS10 có khả năng ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Chia sẻ về việc đưa giải pháp công nghệ này ứng dụng vào thực tế, Nguyễn Đức Minh cho hay: Em cũng đã có những bước đầu tiếp cận với các nhà đầu tư để họ có thể hỗ trợ về nguồn vốn. Tuy nhiên do vẫn là một học sinh nên điều kiện về thời gian cũng như các điều kiện khác chưa được đảm bảo. Trong tương lai, khi đã trưởng thành rồi thì em sẽ tiếp tục nghiên cứu để đưa ra một quy trình hoàn thiện để áp dụng được trong quy mô công nghiệp.
Với thành công từ công trình nghiên cứu này, Nguyễn Đức Minh đã nhận được nhiều b
Viết bình luận