Bếp ăn trường học, cách chọn bể tách mỡ cho căng tin và bếp ăn trường học.
Bếp Ăn Trường Học Là Gì? Những Quy Định Tại Bếp Ăn Trường Học?
Bếp ăn trường học là khu vực dùng để nấu số lượng suất ăn lớn. Suất ăn cần đảm bảo ngon, bổ dưỡng đến đối tượng học sinh từ 18 tháng tuổi trở lên. Để có thể đáp ứng nhu cầu ăn uống cho đa dạng đối tượng như vậy nhất là lứa tuổi trẻ con giai đoạn 18 tháng tuổi. Điều này đòi hỏi bếp ăn trường học phải tuân thủ những yêu cầu vô cùng khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm và hiệu suất phục vụ cao.
Để làm được những điều đó thì cần phải có sự hỗ trợ của các thiết bị bếp công nghiệp. Bản thiết kế phù hợp. Và quan trọng nhất là lựa chọn nhà cung cấp giải pháp tốt nhất cả về thiết kế, thiết bị, bảo dưỡng,… Chính vì vậy, để tìm ra giải pháp cũng như giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng liên quan đến mô hình bếp ăn trường học. Sau đây BTD VINA chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài viết :”Bếp ăn trường học là gì? Những quy định tại bếp ăn trường học”.
Bếp ăn trường học là gì?
Bếp ăn trường học cũng được coi là một mô hình bếp ăn công nghiệp. Được sử dụng với mục đích cung cấp các suất ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng hình thức thể hiện cũng như nhanh nhất đến tay thực khách.
Với bếp ăn trường học thì điểm cần chú ý nhất chính là đối tượng phục vụ. Tùy vào độ tuổi khác nhau mà hình thức chế biến các món ăn cũng khác nhau. Thời gian cung cấp các suất ăn cũng có phần khác biệt.
Bếp ăn trường mầm non
Lứa tuổi mầm non: Giai đoạn từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi. Đây là giai đoạn đòi hỏi đa dạng nhất và các món ăn. Từ món cháo dinh dưỡng, bột, đến bún, phở, cơm. Không chỉ là phương thức nấu các món mà các món ăn cần được trình bày sao cho hấp dẫn để gây hứng thú muốn ăn của trẻ. Đặc điểm của lứa tuổi này là ăn ít nhưng ăn nhiều bữa.
Bếp ăn trường tiểu học
Giai đoạn lứa tuổi từ 5 tuổi đến 10 tuổi (giai đoạn tiểu học). Giai đoạn này nhu cầu về ăn uống của trẻ cần phải cung cấp đầy đủ vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và lớn lên. Nhưng giờ giấc ăn đã được ổn định và khống chế. Do đặc điểm như vậy mà bếp ăn trường mầm non cung cấp các suất ăn đúng giờ giấc theo quy định tại trường.
Bếp ăn trường trung học
Giai đoạn lứa tuổi từ 10 tuổi đến 15 tuổi (giai đoạn dậy thì). Giai đoạn này đòi hỏi cần phải cung cấp số lượng thức ăn lớn, hàm lượng chất dinh dưỡng cao để trẻ phát triển tốt nhất.
Giai đoạn 15 tuổi trở lên cần cung cấp các suất ăn đúng thời gian quy định. Đa dạng các món để học sinh có thể lựa chọn.
Mô hình bếp ăn trường học ngày càng được nhân rộng và phổ biến tại hầu khắp các trường. Đáp ứng nhu cầu về ăn uống và đảm bảo quá trình học tập của học sinh sinh viên.
Thiết kế bếp ăn trường học (XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRƯỜNG HỌC)
Thiết kế bếp ăn trường học đang là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà trường. Làm sao để tạo ra những suất ăn với đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thời gian nhanh nhất? Làm sao để các khâu chế biến được tiến hành tuần tự? Làm sao để đảm bảo an toàn nhất về vấn đề vệ sinh thực phẩm? Bởi vấn đề dinh dưỡng tại bếp ăn trường học là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mầm non đất nước.
Thấu hiểu được tầm quan trọng đó, các nhà thiết kế đã tạo ra những không gian thiết kế bếp ăn hợp lý, vận hành hiệu quả nhất.
Bếp cho trường học cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Thiết kế khu bếp đạt được quy trình một chiều, từ khâu tiếp nhận đến ra thức ăn để đảm bảo không bị nhiễm chéo.
- Thiết kế có khu bảo quản thực phẩm đúng nhiệt độ, đảm bảo thực phẩm luôn trong trạng thái tốt nhất.
Những khu vực chính tại bếp ăn trường học (XEM THÊM)
Trong thiết kế bếp ăn trường học, để đảm bảo hiệu suất và hiệu quả công việc thì cần thiết kế ra sao? Hiểu được yêu cần và tầm quan trọng của khu bếp. Các nhà thiết kế đã tạo ra những không gian thiết kế bếp một chiều cho trường học. Đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tốt nhất cho trẻ.
Thiết kế bếp một chiều cho trường học là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho vấn đề an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được quy trình khép kín một chiều từ khâu nhập sản phẩm tươi sống đến lưu trữ, sơ chế và nấu nướng, giúp tiết kiệm thời gian, tránh sự va chạm giữa thực phẩm tươi sống và thực phẩm chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.
Vì vậy không gian thiết kế bếp trường học thông thường được chia làm một số khu vực sau: XEM THÊM BẪY MỠ
1. Khu vực tiếp nhận thực phẩm
Đây là khu vực tiếp nhận thực phẩm tươi sống. Tại đây sử dụng các thiết bị như giá để đồ, xe đẩy thực phẩm và các thiết bị lưu trữ bảo quản thực phẩm. Khu vực này thực hiện công việc kiểm soát về số lượng và chất lượng thực phẩm. Phân loại ghi ngày nhập lên bao bì để quản lý thực phẩm chưa sử dụng và lưu trữ vào trong tủ lạnh.
Thực phẩm sẽ được sơ chế qua và lưu vào trong khu vực lưu trữ. Một phần thực phẩm sẽ được đưa đến khu vực chế biến để tạo ra những suất ăn sử dụng trong ngày.
2. Khu vực sơ chế thực phẩm
Sau khi thực phẩm được tiếp nhận, sơ chế qua một phần được lưu trữ, một phần được đưa đến khu vực sơ chế thực phẩm.
Tại đây thực phẩm cần được làm sạch, rửa sạch và phân loại rau củ, thịt cá. Do vậy, đa phần tại đây cần được trang bị một số thiết bị như chậu rửa inox, giá kệ, bàn inox,…
Bạn cần đặc biệt chú ý tách dầu mỡ cho khu vực này nhé, liên hệ với chúng tôi để dược hỗ trợ sản phẩm tốt nhất theo tiêu chuẩ ISO (KS Vy, 0982309689/Zalo)
3. Khu vực chế biến tẩm ướp gia vị và bảo quản trước khi nấu
Sau khi thực phẩm được sơ chế sẽ được đưa đến khu vực chế biến tẩm ướp gia vị và bảo quản trước khi nấu. Nên tại đây chủ yếu được trang bị các loại tủ để chứa các lọ gia vị, các loại bàn để sắp xếp các thực phẩm phân loại rõ ràng. Sau khi tẩm ướp đầy đủ thực phẩm sẽ được xe đẩy đưa đến khu vực chế biến thực phẩm hay khu vực nấu nướng chính.
4. Khu vực chế biến thực phẩm
Khu vực chế biến thực phẩm hay khu vực nấu nướng chính. Tại đây chủ yếu chế biến các món sử dụng nhiệt. Do vậy cần trang bị các loại bếp công nghiệp như bếp á, bếp âu, bếp từ, bếp chiên nhúng, bếp chiên rán,… Để tạo ra những món ăn như chiên, rán, xào, nấu,… đa dạng để thu hút, hấp dẫn thực khách.
5. Khu vực chia thức ăn thành các suất ăn
Tại trường học, hầu hết các khu bếp trường mầm non và trường tiểu học đều có khu vực này. Sau khi nấu ăn xong, thực ăn sẽ được chia thành các suất ăn với đầu đủ chất dinh dưỡng, số lượng món ăn và trình bày trang trí đẹp mắt.
Tại các khu bếp trường trung học và dành cho sinh viên thì khu vực này chủ yếu là phân chia thành các khay thức ăn. Sau đó, học sinh sinh viên sẽ lựa chọn các món ăn theo nhu cầu và sở thích của bản thân. XEM THÊM BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ
Tổng hợp bài viết: ThS Nguyễn Hữu Tuyên
Viết bình luận