Bể tự hoại Bastaf xử lý nước thải tại chỗ
Xuất phát từ thực tế đó, từ năm 1998, PGS. TS. Nguyễn Việt Anh cùng các chuyên gia môi trường của Viện KH& KT Môi trường, trường ĐHXD Hà Nội, đã nghiên cứu và phát triển thành công giải pháp “Cải tiến bể tự hoại với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc kỵ khí’’ gọi tắt là BASTAF. Công nghệ này khi kiểm nghiệm qua các ứng dụng thực tế đã cho kết quả khả thi. Không dừng lại ở thành công đó, nhóm tác giả còn tiếp tục phát triển thêm bể xử lý hiếu khí AT để hoàn thiện cụm bể xử lý nước thải tại chỗ kỵ khí kết hợp hiếu khí - gọi tắt là BASTAFAT, và tiếp theo đó, tối ưu hóa và hợp khối các quá trình xử lý lại vào trong cùng 1 bể, chế tạo sẵn bằng composite, gọi là bể AFSB.
Với các loại bể tự hoại thông thường, nước thải sẽ đi qua chiều ngang, việc tiếp xúc với lớp bùn giàu vi sinh vật rất hạn chế, đó chính là lý do hiệu suất xử lý của bể không cao: chỉ loại bỏ được khoảng 25 đến 45% chất hữu cơ và 50 đến 60% chất lơ lửng. Với bể cải tiến, có thêm các vách ngăn mỏng hướng dòng mà nhóm nghiên cứu đề xuất, nước thải sẽ chuyển động theo mô hình từ dưới lên trên, đi xuyên qua lớp bùn đáy bể, các vi khuẩn kỵ khí có trong bùn sẽ hấp thu, phân huỷ chất hữu cơ và giữ cặn có trong nước thải.
Kết quả phân tích trên các công trình ứng dụng ngoài hiện trường cho thấy, hiệu suất xử lý trung bình của bể BASTAF theo hàm lượng cặn lơ lửng SS, chất hữu cơ theo COD và BOD đạt 75% đến 80%, gấp 2 đến 3 lần so với hiệu suất xử lý nước thải trong các bể tự hoại thông thường. Hiệu suất xử lý của các bể BASTAFAT và AFSB cho phép đạt các quy chuẩn thải cột A đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp.
Hiện các mô hình Bể xử lý nước thải cải tiến này đã được áp dụng tại một số công trình như Khu biệt thự, Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Cung quy hoạch ở Hà Nội, đảo du lịch Cát Bà, nhà chung cư trong đô thị, làng nghề, …cho kết quả rất tốt. Hiện các bể BASTAFAT và AFSB được chế tạo sẵn theo kiểu module, bằng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh, có thể dùng trong xử lý nước thải sinh hoạt từ các biệt thự, nhóm hộ gia đình, chung cư, các công trình công cộng như khách sạn, bệnh viện, nhà hàng, các điểm du lịch, resort hay trong xử lý nước thải công nghiệp có thành phần chất hữu cơ cao, nước thải làng nghề...
Với những ứng dụng và hiệu quả thiết thực đó, năm 2011, giải pháp BASTAFAT đã được Cục SHTT đã cấp bằng Độc quyền sáng chế.
Viết bình luận