Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam

Bùn vi sinh XLNT

Còn hàng

110.000₫ 160.000₫

Bùn vi sinh xử lý nước thải

Bùn vi sinh (hay còn gọi là bùn hoạt tính) là thành phần không thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ sinh học. Đặc điểm của bùn vi sinh lúc phát triển mạnh nhất có màu vàng nâu, lượng cơ chất chiếm đến 40%, phần còn lại là các vi sinh vật. Kích thước các bông bùn giao động từ 3-150µm.

Hiện nay việc xử dụng bùn vi sinh xử lý nước thải đang được áp dụng rộng rãi bởi hiệu quả xử lý cao, chi phí vận hành thấp. Với công nghệ sinh học được áp dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải, thì bùn vi sinh (hay còn gọi là bùn hoạt tính) là thành phần không thể thiếu trong các công trình xử lý.

Các vi sinh vật trong bùn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ như: BOD, N, P, … đồng thời sử dụng các chất hữu cơ này làm chất dinh dưỡng vì vậy có thể loại bỏ phần lớn các chất hữu cơ và làm sạch nguồn nước.

Tuy nhiên đối với một hệ thống mới xây dựng đưa vào hoạt động thì sẽ chưa có bùn vi sinh. Vì vậy chúng ta cần tạo ra một lượng bùn phù hợp bằng cách: Cung cấp menvi sinh nuôi cấy hoặc sử dụng lượng bùn vi sinh xử lý nước thải của hệ thống nước thải tương tự.

 Bùn vi sinh xử lý nước thải gồm có những dạng nào?

– Bùn vi sinh dạng lỏng: Bùn có màu vàng nâu hoặc hơi đen (do thời gian vận chuyển). Sau khi lấy mẫu, lắc đều thì các bông bùn hình thành nhanh, bông bùn lớn, lượng bùn sau lắng 30 phút > 50% thể tích.

– Bùn vi sinh dạng khô (bùn ép): bùn đựng trong bao tải loại 40kg và 1 tấn. Màu bùn bên ngoài vàng, bên trong hơi xám đen. Lấy khoảng 30g cho vào chai nhựa 1 lít, lắc cho bùn tan ra → hình thành bùn lỏng với các thông số như bùn vi sinh dạng lỏng.

– Bùn vi sinh kỵ khí

– Bùn vi sinh hiếu khí

Để xác định lượng bùn vi sinh cần thiết ta cần xác định nồng độ bùn hoạt tính cần thiết để duy trì khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải. Nồng độ bùn hoạt tính thường do người thiết kế hệ thống xử lý nước thải lựa chọn theo tính chất nước thải. Nồng độ bùn trong bể sinh học hiếu khí (Aerotank) thường được duy trì từ 2000-5000 mg/l, có thể lên tới 1000mg/lit đối với bể sinh học MBR.

Bể kỵ khí UASB nồng độ bùn 400-7000mg/lít. Bể sinh học thiếu khí (Anoxic) từ 2000-5000 mg/lít

Sau khi xác định được nồng độ bùn cần thiết trong bể xử lý sinh học ta tính được lượng bùn cần thiết để cung cấp cho bể xử lý sinh học như sau:

nha_cung_cap_bun_vi_sinh_chat_luong_toan_quoc

Đối với bùn dạng lỏng (thường thì thể tích bùn = 30% thể tích bể

–   V(bùn) = V(bể) x 50 kg/m3 đối với bùn vi sinh cung cấp là bùn dạng khô

–    V(bể) là thể tích bể xử lý sinh học

Việc tự nuôi cấy bùn vi sinh sẽ tốn rất nhiều thời gian cũng như chi phí, bên cạnh đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, pH, các thành phần độc tố trong nước thải, tỷ lệ hàm lượng N và P tổng. Để đơn giản mà lại mang hiệu quả cao đa phần các doanh nghiệp đều chọn cách sử dụng bùn vi sinh có sẵn.

Quý khách hàng đang vận hành hệ thống xử lý nước thải và cần bùn vi sinh, bạn cần tìm đơn vị cung cấp bùn vi sinh uy tín uy tín, chất lượng, giá cả thấp. Hãy liên hệ ngay đến VINACEE để được hỗ trợ, tư vấn 24/7 và miễn phí. Chúng tôi đảm bảo, bùn vi sinh đạt chất lượng tốt nhất, chúng tôi sẽ lựa chọn dạng bùn nào phù hợp với hệ thống bạn, đảm bảo hiệu quả xử lý tốt nhất.

Nội dung Thông tin thanh toán
Nội dung Hướng dẫn mua hàng

Sản phẩm liên quan

0942226986